4 lỗi thường gặp và cách sửa lỗi nồi cơm điện

Nồi cơm điện là thiết bị điện tử gia dụng mà mọi người dân Việt Nam đều không còn lạ lẫm bởi những tiện ích mà nó mang lại trong quá trình nấu nướng ở gian bếp mọi nhà. Song, bên cạnh đó cũng thường hay gặp phải một số sự cố. Vậy nên hôm nay Đồ nhà TỐT sẽ hướng dẫn tới mọi người cách sửa 4 lỗi thường gặp của nồi cơm điện nhé.

1. Nồi cơm điện nhảy sớm cơm vẫn chưa chín

Nếu nồi cơm điện nhà bạn đang nấu mà hay gặp phải trường hợp cơm chưa chín mà đã nhảy sớm, thì rất có thể nồi nhà bạn đang mắc phải các nguyên nhân sau:

1.1. Nhấn nút Cook quá nhiều lần

Nếu bạn có thói quen nhấn một nút trên bếp nhiều lần, hoặc vô tình lặp đi lặp lại quá trình này trong mỗi lần nấu, rơ le sẽ giảm độ nhạy tự nhiên và bếp sẽ có xu hướng nhảy sớm. Vậy nên mọi người nên chú ý điều này và hạn chế lặp lại mỗi khi sử dụng nấu cơm nha.

1.2. Đáy xoong nồi cơm bị cong

Có lẽ trong quá trình vệ sinh hoặc do va chạm nào đó, mà đáy xoong nồi cơm nhà bạn không còn nguyên vẹn, khiến nó bị biến dạng. Điều này dẫn đến việc khi nấu cơm cũng sẽ khiến cho nút Cook sẽ bị nhảy sớm. Do vậy, bạn hãy cẩn thận hơn trong quá trình vệ sinh, tránh va đập, hãy thường xuyên kiểm tra và thay mới xoong nếu cần thiết nhé.

1.3. Bị hỏng rơ le

Trường hợp rơ le bị hư có thể do bạn nhấn nút Cook nhiều lần hoặc do bạn sử dụng nồi cơm điện trong thời gian dài làm giảm tuổi thọ. Do đó, bạn cần kiểm tra và thay thế rơ le nếu bị hỏng có thể tự làm tại nhà hoặc mang ra cửa hàng để sửa chữa. Đồ nhà TỐT sẽ chỉ cho bạn cách thay rơ le tại nhà nhé.

Bạn hãy thực hiện theo quy trình của 5 bước dưới đây:

  • Bước 1: Lật ngược nắp nồi cơm điện (phần chứa rơ le), sau đó mở các vít ở đáy chảo.
  • Bước 2: Quan sát ở giữa, bạn sẽ thấy một thanh thép nối dài với nút nấu của nồi cơm điện, đồng thời nó sẽ được nối với khối rơ le nhiệt (được gắn bằng 3 chốt).
  • Bước 3: Dùng kìm mỏ nhọn để bẻ 3 chốt thì bạn mới có thể lấy ra được rơ le nhiệt.
  • Bước 4: Tháo cụm lò xo ra khỏi rơ le nhiệt và thay thế rơ le nhiệt mới. Lúc này bạn có thể kiểm tra xem lò xo có độ đàn hồi tốt hay không? Nếu không, bạn luôn có thể thay thế nó bằng một cái mới!
  • Bước 5: Lắp lò xo và rơ le nhiệt vào đúng với vị trí ban đầu. Sau đó, đóng các chốt lại và lắp nồi

2. Nồi cơm điện không sáng, không vào điện

2.1. Dây nguồn bị đứt

Dây nguồn của nồi cơm điện bị đứt hoặc phích cắm điện của nồi cơm điện bị hỏng là nguyên nhân khiến nồi cơm điện không lên, không lên đèn. Lúc này, bạn hãy dùng đồng hồ đo điện trở để kiểm tra dây điện và ổ cắm của nồi. Nếu chúng bị hỏng, vui lòng thay thế chúng.

2.2. Cầu chì bị cháy, đứt

Rất có thể cầu chì ở bên trong đang bị đứt hoặc đã cháy khiến cho nồi cơm của gia đình bạn không vào được điện. Vậy nên cách để sửa là bạn cần kiểm tra lại bộ phận này và thay cầu chì mới để nồi cơm hoạt động lại bình thường và cũng là để đảm bảo an toàn nữa nhé.

2.3. Bo mạch điện tử bị hỏng

Nếu như kiểm tra 2 nguyên nhân bên trên mà tình trạng vẫn không cải thiện thì bạn nên mang nồi ra ngoài tiệm để được kiểm tra kỹ bên trong, vì rất có thể nồi nhà bạn đã có lỗi phát sinh từ bên trong bo mạch điện tử.

3. Nồi cơm điện không nóng

Bạn đã cắm điện và nhấn nút Cook nhưng nồi cơm bạn nấu vẫn không nóng, nguyên nhân có thể sẽ là:

3.1. Rơ le nồi cơm đã bị đứt

Khi rơ le nhiệt bị đứt, sẽ khiến cho các tiếp điểm NO & NC không tiếp xúc được với nhau, dẫn đến nồi không có nhiệt để thực hiện quá trình nấu cơm. Vì vậy, bạn hãy kiểm tra và nhanh chóng thay thế rơ le như những gì Đồ nhà TỐT hướng dẫn ở phần 1 nhé.

3.2. Mâm nhiệt bị hỏng

Mâm nhiệt là bộ phận tạo ra nhiệt giúp cơm chín. Vị trí mâm nhiệt được đặt trong lòng thân nồi và tiếp giáp với đáy nồi cơm điện. Do đó bạn hãy thử kiểm tra điện trở của mâm nồi bằng đồng hồ Om xem sao nhé.

3.3. Công tắc chuyển mạch bị hỏng

Bạn hãy kiểm tra bộ phận công tắc trên thân nồi cơm điện, nếu không may bị hỏng hãy thay thế mới.

4. Nấu cơm bị cháy dưới đáy nồi

Rơ le nhiệt tắt muộn, đặt chế độ nấu quá lâu khiến cơm tích tụ quá nhiều nhiệt gây cháy khét. Điều này làm lớp chống dính của lòng nồi bị mất. Bạn thử kiểm tra rơ le nhiệt, nếu quá cũ cần thay rơ le mới. Trong quá trình vệ sinh, tránh để các vật sắc nhọn cọ xát.

Mức gạo vượt quá dung tích của nồi. Mỗi loại nồi cơm sẽ có dung tích sử dụng lượng gạo khác nhau, nếu chúng ta nấu ít hơn hoặc nhiều hơn lượng gạo thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của cơm đấy nhé.

Đồ nhà TỐT gợi ý một vài dung tích nồi cơm điện phù hợp với lượng gạo để các bạn có thể tham khảo nhé!

  • Dung tích nồi cơm dưới 1 lít: nấu được khoảng từ 3 – 4 cốc gạo.
  • Dung tích nồi cơm từ 1 – 1.5 lít: nấu được 5 – 8 cốc gạo.
  • Dung tích nồi cơm từ 1.6 – 2 lít: nấu được 8 – 10 cốc gạo.
  • Dung tích nồi cơm trên 2 lít: có thể nấu được 10 cốc gạo.

Trên đây là những thông tin về Hướng dẫn sửa 4 lỗi thường gặp của nồi cơm điện nha. Hi vọng các thông tin của Đồ nhà TỐT chia sẻ tới bạn sẽ thực sự hữu ích. Mong mọi người sẽ yêu thích và ủng hộ thật nhiều!